Thiết kế hệ thống khí nén trong nhà máy đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nguồn khí nén ổn định, liên tục trong vận hành thiết bị trong nhà xưởng và nhằm tối ưu chi phí đầu tư. Bài viết dưới đây chúng tôi đề cập đến bạn 3 bước chính trong thiết kế hệ thống khí nhà máy.
3 bước thiết kế hệ thống khí nén trong nhà máy
Nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng khí nén và tối ưu chi phí thì các nhà xưởng nên nắm rõ quy trình để thiết kế hệ thống khí nén chính xác.
Chọn hệ thống khí nén trong nhà máy phù hợp
Hiện nay đối với từng lĩnh vực sẽ có bản thiết kế hệ thống khác nhau. Nhưng nhìn chung thì có 2 sơ đồ thiết kế hệ thống khí được sử dụng phổ biến hiện nay là hệ thống khí kiểu hấp thụ và hệ thống khí kiểu làm lạnh.
Đối với hệ thống khí kiểu làm lạnh:
- Sơ đồ lắp đặt hệ thống: Máy nén khí trục vít có dầu → bình khí nén → máy sấy khí nén làm lạnh→ cốc lọc thô → cốc lọc tinh.
- Hệ thống khí nén trong nhà máy tác nhân lạnh được lắp đặt trong hoạt động sản xuất thông thường, không yêu cầu chất lượng khí cao như sản xuất gỗ, dệt may, sửa chữa …
- Để tối ưu chi phí thì hệ thống khí làm lạnh sẽ sử dụng máy nén trục vít không dầu, bình khí nén phổ thông và máy sấy kiểu làm lạnh để đảm bảo nguồn khí nén ổn định, liên tục.
Đối với hệ thống khí kiểu hấp thụ:
- Sơ đồ lắp hệ thống khí: máy nén khí trục vít không dầu → bình tích khí → cốc lọc thô → máy sấy khí kiểu hấp thụ → cốc lọc tinh → cốc lọc siêu tinh.
- Hệ thống khí tiêu chuẩn sạch được lắp cho hệ thống khí nén trong nhà máy đòi hỏi chất lượng khí sạch tuyệt đối như lĩnh vực y tế, sản xuất thuốc, dược phẩm …
- Tuy nhiên giá hệ thống khí tiêu chuẩn sạch cao sẽ cao hơn so với hệ thống khí nén thường, nhằm đảm bảo chất lượng nguồn khí và tuổi thọ các thiết bị khí nén.
Ngoài ra trong các hoạt động khai thác đá, khoáng sản … thì người sử dụng chỉ cần máy nén trục vít và bình tích khí phù hợp để tiến hành sản xuất.
Xem thêm: Đánh giá chi tiết các thiết bị của hệ thống khí nén nhà xưởng.
Xác định công suất và lưu lượng khí cho các thiết bị khí nén
Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và áp lực khí nén cần thiết thì các nhà xưởng sẽ lựa chọn công suất làm việc của hệ thống khí nén phù hợp.
Theo khảo sát nhà xưởng thì dựa vào công suất làm việc của máy nén khí để tính toán lựa chọn hệ thống khí phù hợp:
- Với hệ thống khí nén trong nhà máy quy mô vừa và nhỏ: nên lựa chọn hệ thống khí nén máy nén khí công suất từ 7.5-22kw
- Đối với nhà máy quy mô công nghiệp sẽ lựa chọn hệ thống khí nén máy nén khí 37-175kw để đảm bảo nguồn khí ổn định, liên tục cho nhà xưởng.
Bên cạnh đó, các chủ xưởng thường áp dụng công thức dưới đây để tiến hành tính toán các thiết bị khí nén tương thức:
- Dung tích bình chứa khí nén = Công suất máy nén khí x 40.
- Lưu lượng máy sấy = Lưu lượng máy nén x 120%.
- Lưu lượng bộ lọc = Lưu lượng máy nén x120%.
Cụ thể với máy khí nén trục vít 55kw thì công suất, lưu lượng thiết bị cho hệ thống khí nén trong nhà máy:
- Dung tích bình tích = công suất máy nén khí x 40 = 55×40=2200l.
- Lưu lượng máy sấy khí = lưu lượng cốc lọc = lưu lượng máy nén khí 55kw x 120%= 10,3×120% = 12,36m3/min.
Do đó, bạn có thể lựa chọn bình tích khí dung tích từ 2000 – 2500 lít và lưu lượng máy sấy khí, cốc lọc khoảng 12 – 15m3/min.
Lựa chọn đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống khí nén trong nhà máy
Lắp đặt và tiến hành vận hành hệ thống khí nén là cả một quá trình làm việc ăn khớp giữa các thiết bị và hầu hết các nhà xưởng, nhà máy hiện nay đều lựa chọn đơn vị lắp đặt nhằm đảm bảo sự an toàn và có hệ thống khí nén làm việc hiệu quả.
Chính vì vậy, bạn nên chú ý một số điểm sau khi chọn đơn vị thi công:
- Tham khảo qua người có kinh nghiệm, nhà xưởng đã lắp đặt hệ thống khí nhà xưởng, bạn bè, hội nhóm … để chọn đơn vị thiết kế uy tín.
- Xem các đánh giá bài viết trên trang mạng xã hội, website được bình chọn cao.
- Lựa chọn nhà phân phối đa dạng thiết bị khí nén cho hệ thống khí trong nhà máy để có nhiều lựa chọn phù hợp với mức chi phí và nhu cầu sử dụng của nhà xưởng.
- Theo phản hồi từ các nhà xưởng mà chúng tôi nhận được, các chủ xưởng cho rằng nên chọn nhà cung cấp có đội ngũ nhân viên kỹ thuật riêng, có kinh nghiệm để thiết kế, lắp đặt và hướng dẫn sử dụng hệ thống khí cho nhà xưởng.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống khí nén trong nhà máy
Sau khi lựa chọn hệ thống khí phù hợp cho hoạt động sản xuất tại nhà máy thì bạn còn một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống khí:
- Không đặt các thiết bị khí nén trong hệ thống khí gần nhau vì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng cộng hưởng điện trong thời gian dài sử dụng gây nguy hiểm.
- Đặt hệ thống khí nén trong nhà máy tại nơi bằng phẳng, chứa ít bụi bẩn nhất để đảm bảo nguồn khí nén thành phẩm.
- Ngoài việc lắp đặt hệ thống khí chuẩn thì các nhà xưởng cần thiết kế đường ống dẫn khí tối ưu cho hoạt động sản xuất.
- Đảm bảo nguồn điện ổn định, an toàn cho vận hành hệ thống và thiết kế đường ống dẫn nước thải cẩn thận.
Bài viết trên chúng tôi đề cập đến 3 bước cơ bản, chính để thiết kế hệ thống khí nén trong nhà máy tối ưu nhất và một số lưu ý đi kèm. Điện máy Lucky chuyên cung cấp giải pháp trọn bộ hệ thống khí nén và tiến hành lắp đặt trực tiếp cho nhà xưởng. Chi tiết xin liên hệ hotline hoặc website của công ty.