Trong quá trình sử dụng các nhà xưởng cần nắm rõ nguyên lý, cấu tạo bộ lọc khí nén để tiến hành vệ sinh, lắp đặt chuẩn xác giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về cấu tạo cốc lọc khí dưới bài viết sau.
Phân loại bộ lọc khí nén
Hiện nay trên thị trường, bộ lọc khí nén có 2 loại được sử dụng phổ biến và ưa chuộng bao gồm: lọc khí nén mini và bộ lọc khí nén công nghiệp.
Bộ lọc khí nén mini
Lọc khí nén mini có lưu lượng khí nén thấp, thường được dùng cho máy nén khí piston hoặc đầu ra của máy.
- Được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và lắp đặt.
- Bộ lọc nước máy nén khí mini thường có 3 loại: bộ lọc khí nén đơn, lọc khí đôi và lọc khí nén ba. Điểm khác biệt nằm ở số lượng cốc lọc trên 1 bộ lọc.
- Kích thước chân ren 13 – 32mm được dùng cho lưu lượng máy nén khí nhỏ hơn 1.1m3 hoặc dung tích bình chứa dưới 500 lít.
- Một số thương hiệu bán bộ lọc khí nén mini được ưa chuộng hiện nay: lọc khí nén SMC, Airtac, STNC, TPM …
Bộ lọc nước máy nén khí công nghiệp
Khác với lọc khí nén mini thì bộ lọc nước máy nén khí công nghiệp được lắp đặt chủ yếu cùng các thiết bị khí nén trong hệ thống khí nhà xưởng.
- Thông thường 1 bộ lọc khí nén công nghiệp gồm 3 cốc lọc: lọc thô – lọc tinh – lọc siêu tinh với khả năng lọc sạch tăng dần. Nhà xưởng có thể tiến hành lắp 2 – 4 cốc lọc tùy thuộc vào yêu cầu khí nén thành phẩm.
- Lưu lượng khí nén đi qua lọc tách nước máy nén khí công nghiệp từ 1.6m3/phút – 150m3/phút.
- Cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp đảm bảo nguồn khí nén tiêu chuẩn, liên tục cho quá trình sản xuất nhà xưởng.
- Các thương hiệu bán chạy bộ lọc khí nén công nghiệp: Lucky, Hande, Hanbell, Jmec, Compkorea … với áp lực lên đến 40 bar.
Nguyên lý, cấu tạo bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén nhỏ và công nghiệp đều có nhiệm vụ là lọc tách bụi bẩn, tạp chất ra khỏi khí nén. Tuy nhiên có cấu tạo tương đối khác nhau.
Cấu tạo bộ lọc khí nén mini
Với kích thước nhỏ gọn, lọc khí nén mini gồm 4 bộ phận chính: van lọc, van tra dầu, van điều chỉnh áp suất và cụm chỉnh áp:
- Van lọc: là bộ phận quan trọng trong cấu tạo bộ lọc khí nén, đóng vai trò lọc sạch bụi bẩn, tạp chất ra khỏi khí nén.
- Van tra dầu: là nơi chứa dầu và phun dầu giúp làm giảm ma sát khi bộ lọc hoạt động và hạn chế tình trạng oxy hóa, đảm bảo tuổi thọ của bộ lọc.
- Van điều chỉnh áp suất: đảm bảo mức áp suất đúng trong quá trình làm việc.
- Cụm chỉnh áp: gồm đồng hồ và núm chỉnh áp, là nơi người sử dụng có thể theo dõi, đánh giá và điều chỉnh thông số phù hợp với quá trình vận hành của các thiết bị máy và hiệu suất làm việc của nhà xưởng.
Xem thêm: Tại sao lọc gió khí nén quan trong cho máy nén khí?
Nguyên lý làm việc của lọc khí nén mini: Không khí bên ngoài đi vào sẽ được tiến hành lọc bởi các phần tử lọc ⟶ sau đó đi đến van điều chỉnh áp suất để phù hợp cho hiệu suất làm việc ⟶ cuối cùng đi đến van tra dầu để giảm ma sát. Sau khi nạp và lọc đầy, cặn bẩn sẽ đi ra ngoài qua van xả.
Cấu tạo lọc khí nén công nghiệp
Bộ lọc tách nước máy nén khí công nghiệp thường được lắp đặt cùng máy nén khí trục vít có thiết kế gồm 4 bộ phận chính như sau:
- Bộ phận đầu vào và đầu ra: là nơi kết nối với đường ống dẫn khí nén từ các thiết bị như máy nén khí, máy sấy khí nén và bình chứa khí nén.
- Thân cốc lọc: là nơi chứa quả lọc bên trong.
- Lõi lọc: nằm trong thân bộ lọc, nơi có phân tử bộ lọc và các vách ngăn giúp quá trình lọc hiệu quả hơn.
- Van xả nước: giúp xả nước bẩn sau khi lọc ra bên ngoài.
Nguyên lý làm việc của lọc khí nén công nghiệp: Khí nén đi từ ren đầu vào vào bên trong thân bộ lọc, sau đó di chuyển dưới hình xoắn ốc để tiến hành lọc. Sau khi lọc xong thì khí nén sẽ đi ra ren đầu ra. Hơi nước, cặn bẩn được ngưng tụ dưới khoang chứa và được xả ra bên ngoài qua van xả.
Bài viết trên chúng tôi xin cung cấp chi tiết cấu tạo bộ lọc khí nén mini và công nghiệp. Điện máy Lucky chuyên phân phối các loại bình tích khí nén và các thiết bị khí nén đầy đủ công suất, dung tích. Chi tiết xin liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn thêm.