Máy nén trục vít là thiết bị cung cấp khí nén có độ công nghiệp cao. Chính vì vậy cấu tạo máy nén khí trục vít khá phức tạp, đòi hỏi người dùng cũng như thợ sửa chữa có am hiểu về kỹ thuật và về máy.
Cấu tạo máy nén khí trục vít chi tiết từ A – Z
Máy nén trục vít có thiết kế dạng hình hộp, tất cả các bộ phận nằm trong khoang máy, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Các bộ phận chính của máy nén khí trục vít
Để các loại máy nén khí trục vít hoạt động ổn định, cho lượng khí nén đều thì sẽ gồm các bộ phận chính sau:
- Mô tơ: được quấn 100% dây đồng, điện 3 pha. Tùy vào từng máy mà mô tơ sẽ có công suất khác nhau và thấp nhất từ 7.5kw.
- Đầu nén: thiết kế liền trục với mô tơ. Tai đây các trục vít sẽ hoạt động ngược chiều nhau trong quá trình nén và tạo áp suất đầu ra cho khí nén.
- Hệ thống bảng điều khiển: bao gồm các công tắc để vận hành máy. Ngoài ra với máy biến tần sẽ có thêm bộ biến tần giúp tiết kiệm 30% điện năng.
- Bình dầu: là nơi cung cấp dầu cho các bộ phận máy, giúp bôi trơn và tản nhiệt trong quá trình máy làm việc.
Phụ kiện đi kèm với máy nén khí trục vít
Ngoài các bộ phận chính trên, máy nén trục vít được trang bị đầy đủ các phụ kiện giúp người dùng dễ dàng sử dụng và được lắp đặt kèm theo máy:
- Lọc gió: giúp lọc bụi bẩn có trong không khí trước khi vào đầu nén.
- Lọc dầu: lọc tách dầu có trong khí nén trước khi đi ra ngoài.
- Quạt gió: tự động bật khi nhiệt động trong khoang máy đạt tới 80 độ C, đảm bảo các bộ phận phía trong khoang máy hoạt động ổn định và tối ưu.
- Bình dầu được trang bị van xả dầu, thước đo dầu, đồng hồ áp để theo dõi lượng dầu trong máy. Van an toàn tự động xả khí khi áp suất vượt quá ngưỡng cho phép.
- Màn hình điều khiển: có 2 loại là màn hình dạng nút bấm (với máy thường) và màn hình led (với máy biến tần).
Ngoài ra ở phần vỏ máy được trang bị lớp xốp dạng sóng giúp hạn chế tiếng ồn trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng máy nén khí trục vít đạt chuẩn
Nguyên lý làm việc của máy nén khí trục vít
Máy nén trục vít hoạt động dựa trên nguyên lý ăn khớp của 2 bánh răng và trục vít, Cụ thể:
- Khí nén được hút vào sẽ đi qua lọc gió để lọc bụi bẩn và được đưa vào buồng nén.
- Tại khoang nén, 2 trục vít hoạt động ngược chiều nhau, các bánh răng ăn khớp và dần khít lại, tạo lên áp lực cho khí nén. Nới máy nén trục vít 2 cấp hoạt động nén được tiến hành 2 lần cho khí nén đầu ra áp lực lên đến 1.2Mpa.
- Khí sau khi được nén sẽ đi theo đường ống, qua lọc dầu, hệ thống tản nhiệt và đi ra ngoài, đảm bảo nhiệt độ khí nén đầu ra an toàn.
Các tiêu chí phân loại máy nén khí trục vít
Tùy vào từng tiêu chí phân loại mà máy khí nén được chia thành các loại khác nhau, có đặc điểm và khả năng làm việc khác nhau.
Dựa theo chất lượng khí nén đầu ra:
- Máy nén trục vít có dầu: khí nén đầu ra có chứa dầu, thường sử dụng trong gara ô tô, xưởng cơ khí, sản xuất máy móc,…. Giá máy rẻ hơn dòng không dầu, chiếm 60% thị phần máy nén trục vít.
- Máy nén khí trục vít không dầu: khí nén đầu ra sạch đến 99%, thường sử dụng trong ngành thực phẩm, dược phẩm, y tế,…
Dựa theo áp lực làm việc:
- Máy nén trục vít 1 cấp: áp lực 8bar, nén khí 1 lần.
- Máy nén trục vít 2 cấp: áp lực từ 10 – 12bar, tiến hành nén khí 2 lần thường sử dụng trong ngành khai thác, luyện kim,…
Dựa theo khả năng tiết kiệm điện:
- Máy nén trục vít loại thường: không được tích hợp bộ biến tần, giá máy rẻ và được sử dụng phổ biến.
- Máy nén khí trục vít biến tần: được tích hợp bộ biến tần ở hộp điện có khả năng tùy chỉnh tốc độ nén, từ đó tiết kiệm 30% điện năng tiêu thụ. Kèm theo đó là giá máy sẽ cao hơn loại thường.
Trên đây là những đánh giá tổng quan về phân loại, nguyên lý và cấu tạo máy nén khí trục vít mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mọi thông tin chi tiết cần được giải đáp bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số hotline để được hỗ trợ 24/7!