Bạn đang muốn tìm hiểu về cấu tạo bình chứa khí nén, nguyên lý hoạt động và những công dụng của sản phẩm này? Bài viết dưới đây sẽ mang lại những thông tin chi tiết nhất về bình chứa khí nén cho bạn.
Nguyên lý hoạt động và cấu tạo bình chứa khí nén
Bình tích khí nén là thiết bị không thể thiếu trong mọi hệ thống khí nén, đóng vai trò quan trọng giúp hệ thống hoạt động ổn định và liên tục. Để hiểu được cách vận hành và sử dụng bình khí nén tốt nhất, bạn cần nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình.
Cấu tạo bình chứa khí nén
Cấu tạo của bình chứa khí nén rất đơn giản, có thể hình dung qua ảnh thiết kế dưới đây một cách dễ dàng. Bình chỉ bao gồm vỏ bình, ruột bình, các chân trụ và các phụ kiện kèm theo.
Chi tiết cấu tạo bình chứa khí nén:
Vỏ bình khí nén được làm từ vật liệu cao cấp, chắc chắn, được sơn tĩnh điện giúp hạn chế han gỉ. Trên vỏ bình có các vị trí cổng kết nối cho van an toàn, van xả, đồng hồ đo áp, đầu khí vào và ra.
Ruột bình rỗng được làm từ cao su chất lượng cao, giúp tăng khả năng chịu áp lực của thiết bị.
Các chân trụ cũng tạo lên cấu tạo của bình chứa khí nén với nhiệm vụ cố định vị trí của bình, giúp bình có thể đứng vững.
Các phụ kiện gồm: đồng hồ đo áp, van xả đáy và van an toàn.
Nguyên lý hoạt động của bình chứa khí nén
Bình tích áp khí nén có nguyên lý hoạt động đơn giản, chỉ với 2 quá trình nạp khí và xả khí:
Ban đầu, khi máy nén khí chưa hoạt động, bình chứa khí nén không có không khí. Sau khi khởi động máy nén khí, một lượng khí nén sẽ đi vào bình chứa thông qua đường dẫn khí vào.
Khí nén vào bình chứa sẽ phủ đầy phần ruột bình với mức áp lực tối đa của bình. Đến đúng mức áp suất định mức của bình, rơ le sẽ tự ngắt và kết thúc quá trình nạp khí nén. (Nếu áp lực vượt quá mức quy định van an toàn sẽ xả khí bên trong ra).
Sau khi được nạp đủ khí, bình tích khí nén sẽ cung cấp khí cho các thiết bị sử dụng khí nén.
Khi khí nén trong bình đã hết, rơ le máy nén khí lại hoạt động, tiếp tục chu trình nạp khí nén mới.
Tuy nguyên lý hoạt động và cấu tạo bình chứa khí nén rất đơn giản, nhưng thiết bị này lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén:
Vai trò lớn nhất của của thiết bị này là lưu trữ lượng khí nén tới mức áp suất phù hợp nhu cầu sử dụng, giúp duy trì áp suất làm việc trong hệ thống.
Duy trì hoạt động sản xuất: bình tích giúp hoạt động sản xuất ổn định và liên tục dù máy nén khí có xảy ra vấn đề trong thời gian ngắn. Lượng khí trong bình chứa có vai trò cung cấp và đảm bảo hoạt động của các thiết bị không bị gián đoạn.
Tách 1 phần nước trong khí nén: sau một thời gian hoạt động, khi mở van xả ở đáy bình sẽ có một lượng nước chảy ra. Nguyên nhân là do khí nén đi vào bình chứa làm cho nhiệt độ trong bình giảm xuống thấp, dòng khí di chuyển dạng xoắn ốc tạo lực ly tâm làm cho nước được tách ra và ngưng tụ dưới đáy bình.
Bảo vệ máy sấy khí nén: cung cấp lượng khí nén ổn định về cả áp suất và lưu lượng cho máy sấy khí, hạn chế các sự cố hỏng hóc.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo bình chứa khí nén và các thông tin liên quan. Nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm bình tích khí, bạn có thể liên hệ ngay với Điện máy Lucky để nhận được mức giá tốt cùng chính sách bán hàng hấp dẫn:
Bảo hành lên đến 36 tháng, 1 đổi 1 trong 7 ngày đầu tiên nếu có lỗi sản xuất.
Hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt toàn quốc.
Sản phẩm được chính Điện máy Lucky sản xuất với đầy đủ kiểm định an toàn kĩ thuật.