Kiểm định hệ thống khí nén là công việc kiểm tra, đánh giá xem tình trạng của các thiết bị trong hệ thống khí nén, từ đó đưa ra những điều chỉnh, giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc. Bài viết dưới đây nêu lên 5 bước và 3 lợi ích khi kiểm định hệ thống khí.
Quy trình kiểm định hệ thống khí nén
Thẩm định hệ thống khí nén là công việc mà các nhà xưởng không thể bỏ qua, được quy định bởi cơ quan chức năng và cần được kiểm tra định kỳ.
Các bước kiểm định hệ thống khí nén
Theo chuyên gia thì tiến trình thẩm định hệ thống khí nén qua 5 bước:
Bước 1: Kiểm tra hiện tượng tụt áp và rò rỉ khí
- Rò rỉ khí hoặc tụt áp làm cho máy nén khí hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại phần khí bị thất thoát ra bên ngoài.
- Vị trí có thể bị rò rỉ khí: đường ống dẫn khí, các cút nối, vết nứt nhỏ trên các thiết bị …
Bước 2: Kiểm tra áp suất
- Rò rỉ khí nén xảy ra thì bạn cần điều chỉnh mức áp suất của máy nén khí cao hơn bình thường nhưng tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
- Chính vì vậy, bạn nên điều chỉnh áp suất thấp nhất để đảm bảo nhu cầu sử dụng liên tục, không gây gián đoạn cho nhà xưởng.
Bước 3: Kiểm định hệ thống khí nén – kiểm tra máy sấy khí
- Máy sấy khô khí nén là thiết bị sấy khô và làm sạch 1 phần khí nén, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn khí có chất lượng cho hoạt động sản xuất.
- Kiểm tra máy sấy khô khí định kỳ để đảm bảo chất lượng khí, tuổi thọ của hệ thống.
Bước 4: Thẩm định bình tích khí – kiểm định hệ thống khí nén
- Bình tích khí là nơi tích trữ khí nén và cung cấp nguồn khí ổn định cho vận hành máy móc, do vậy cần được kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra các chi tiết trên bình, có hiện tượng biến dạng, méo mó hay không. Kiểm tra cả bên trong và bên ngoài bình tích khí, các phụ kiện đi kèm.
Bước 5: Kiểm tra bộ lọc khí nén
- Bộ lọc khí nén giúp loại bỏ dầu, hơi nước và tạp chất trong khí nén đảm bảo nguồn khí nén sạch hơn, do vậy cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra lưu lượng khí qua bộ lọc hơi khí nén công nghiệp, độ chính xác của đồng hồ chỉnh áp và khả năng lọc của các cốc lọc.
Ngoài ra, trong quá trình thẩm định hệ thống khí nén bạn còn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các văn bản quy định để có thể báo cáo với cơ quan chức năng khi cần thiết.
Thời gian kiểm định hệ thống khí nén
Các mốc thời gian thường thấy trong thẩm định hệ thống khí nén:
- Kiểm tra hệ thống khí nén sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng.
- Với hệ thống khí nén có thời gian sử dụng dưới 10 năm thì kiểm định hệ thống khí nén 3 năm/lần. Hệ thống khí trên 10 năm thì cần thẩm định 2 năm/lần để đảm bảo an toàn và hiệu quả làm việc.
- Ngoài ra thẩm định hệ thống khí nén còn theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Việc kiểm tra và đánh giá hệ thống khí định kỳ nhằm đảm bảo mức độ chính xác của các thông số thiết bị khí nén, độ an toàn cho người sử dụng và tối ưu các loại chi phí.
Lợi ích khi kiểm định hệ thống khí nén
Một số ưu điểm khi thẩm định hệ thống khí định kỳ như tối ưu chi phí sửa chữa, thay mới, đảm bảo an toàn cho hệ thống, người sử dụng và gia tăng hiệu suất làm việc.
Kiểm định hệ thống khí nén giúp tối ưu chi phí
Kiểm tra hệ thống khí nén để đánh giá xem tình trạng hoạt động của các thiết bị khí nén:
- Kiểm soát chi phí điện năng: theo báo cáo thì khoảng 76% chi phí hệ thống khí đến từ chi phí điện năng tiêu thụ của các thiết bị. Do vậy khi kiểm định hệ thống khí nén sẽ đánh giá được mức hao tổn điện năng từ các thiết bị.
- Tối ưu chi phí bảo hành, sửa chữa: kiểm tra hệ thống khí định kỳ để xác định xem có các lỗi trong thiết bị khí để tiến hành bảo dưỡng ngay, tránh để hiện tượng hỏng hóc.
- Tối ưu chi phí sản xuất: thẩm định hệ thống khí để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định, liên tục, tránh làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của nhà xưởng.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết quy trình kiểm định hệ thống đường ống khí.
Kiểm định hệ thống khí nén đảm bảo độ an toàn
Một lợi ích không thể phủ nhận khi thẩm định hệ thống khí nén là đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng và toàn bộ nhà xưởng. Vị trí dẫn đến nguy hiểm:
- Hệ thống điện: kiểm tra các đường dẫn điện, dòng điện sử dụng trong hệ thống khí để đảm bảo không có hiện tượng sụt áp hoặc tăng áp làm hệ thống dễ cháy nổ.
- Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí: là một trong số công việc khi kiểm định hệ thống khí nén, xác định lưu lượng khí qua đường ống, hiện tượng rò rỉ khí, chất lượng của đường ống dẫn …
- Kiểm tra đồng hồ chỉnh áp: nhằm đảm bảo đồng hồ đưa ra con số chính xác trong quá trình hoạt động để người sử dụng có thể điều chỉnh linh hoạt trong quá trình vận hành hệ thống máy móc.
Kiểm định hệ thống khí nén định kỳ giúp tăng hiệu suất làm việc
Ngoài lợi ích về chi phí và độ an toàn thì thẩm định hệ thống khí nén còn giúp hiệu quả hoạt động được nâng cao:
- Kiểm tra bình tích khí nén: xác định áp lực nén khí và lưu lượng khí nén trong bình, từ đó đưa ra đánh giá về dung tích bình chứa khí để đảm bảo nguồn khí ổn định, không gây lãng phí.
- Kiểm định hệ thống khí nén – kiểm tra máy nén khí, máy sấy khí: nhằm xem xét để tiến hành vệ sinh, tránh để bụi bẩn đóng cặn làm giảm hiệu suất làm việc và làm các thiết bị nóng hơn, chạy ồn hơn.
- Ngoài ra thẩm định hệ thống khí để phát hiện ra các lỗi có thể xảy ra làm hại đến thiết bị khí, dẫn đến các máy móc dừng hoạt động ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cả hệ thống.
Trên đây là 5 bước cơ bản khi kiểm định hệ thống khí nén và một số lợi ích khi thẩm định mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn. Điện máy Lucky chuyên cung cấp hệ thống khí nén, bình tích khí, … cho mọi quy mô nhà xưởng. Chi tiết liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn thêm.