Categories: TIN TỨC

Tính toán thiết kế hệ thống khí nén chuẩn với 7 bước CẦN NHỚ

Tính toán thiết kế hệ thống khí nén chuẩn không phải ai cũng làm được vì vậy phần lớn đều phải nhờ tới bên thứ 3 vừa thiết kế vừa cung cấp máy móc thiết bị. Tuy nhiên, để có thể kiểm soát tốt hệ thống khí nén bạn cũng nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản đủ để đánh giá chất lượng 1 hệ thống ra sao là đảm bảo. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây!

Tính toán thiết kế hệ thống khí nén chuẩn với 7 bước CẦN NHỚ

Bất cứ ai từ người đứng ra thiết kế lắp đặt đều phải nắm được cơ bản 7 bước sau đây từ việc chọn mua thiết bị máy móc đến bản vẽ sao cho phù hợp đảm bảo chi phí tính khả thi cũng như hiệu quả mang lại sau này. Vậy 7 bước đó là gì? Cần chú trọng bước nào nhất trong 7 bước tính toán thiết kế hệ thống khí nén?

  1. Thống kê tất cả các thiết bị có sử dụng khí nén

Để xác định được quy mô 1 hệ thống khí nén cần lắp đặt việc đầu tiên bạn phải nắm bắt cũng như thống kê chi tiết tất cả các thiết bị có sử dụng nguồn khí nén duy trì mọi hoạt động.

Với việc thống kê này bạn có thể xác định được lưu lượng khí nén, mức độ khí sạch cần đạt khoảng bao nhiêu % để từ đó chọn được dòng máy nén khí có công suất phù hợp, số lượng bộ lọc khí nén công nghiệp cần trang bị….

  1. Xác định thành phần chính trong hệ thống khí nén

Một hệ thống khí nén cơ bản gồm có các thiết bị như bộ lọc khí nén, thiết bị làm mát giữa các cấp, bộ làm khô khí nén…Cụ thể:

  • Bộ lọc khí nén công nghiệp: Với vai trò ngăn không cho bụi bẩn vào trong máy nén khí nhằm giảm thiểu hiện tượng gây tắc nghẽn van, làm mòn xi lanh và các bộ phận tương đương…
  • Thiết bị làm mát giữa các cấp: Nhằm giảm nhiệt độ không khí trước khi chuyển vào các cấp tiếp theo nhằm giảm tải nén và tăng hiệu suất. Thông thường sẽ được làm mát bằng nước.
  • Bộ làm khô khí nén ( máy sấy khô khí nén ): Lượng hơi ẩm còn dư sau khi trải qua quá trình nén khí sẽ được làm khô bởi bộ làm khô khí nén. Từ đây hơi ẩm sẽ bị loại bỏ nhở sử dụng các chất hấp thụ hoặc thông qua giàn làm khô lạnh hay nhiệt từ bộ sấy khô khí nén.

  • Bẫy lọc ẩm khí nén: Các bộ bẫy lọc ẩm được sử dụng nhằm loại bỏ độ ẩm trong khí nén. Những loại bẫy này có độ tương đương như bẫy hơi. Các loại bẫy thường được sử dụng gồm van xả bằng tay, van xả tự động…
  • Bình khí nén: Các dòng bình tích khí nén được dùng để chứa khí nén và giảm xung khi nén hay có vai trò thay đổi áp suất từ máy nén khí.
  1. Lưu lượng, áp lực cần cho từng vị trí cấp => chọn dòng máy nén khí phù hợp

Để thấy được khác biệt cũng như để chọn ra dòng sản phẩm phù hợp hãy cùng tham khảo bảng so sánh sau đây:

Tiêu chí Pittong Trục vít Ly tâm
Hiệu suất ở mức đầy tải Cao Cao Cao
Hiệu suất ở mức không đầy tải Cao do phân cấp Thấp dưới 60% đầy tải Thấp dưới 60% đầy tải
Hiệu suất ở mức không tải Cao ( 10 – 20% ) Cao – thấp ( 25 – 60% ) Cao – trung bình ( 20 – 30% )
Mức độ ồn Ồn Không ồn nếu được đóng kín Ồn thấp
Kích thước Lớn Gọn nhẹ Gọn nhẹ
Áp suất Trung bình Trung bình – cao Trung bình – cao
Năng suất Thấp – cao Thấp – cao Trung bình – cao
Bảo dưỡng Nhiều bộ phận bị mài mòn Ít bộ phận bị mài mòn Nhạy cảm với bụi bẩn trong không khí

Từ bảng so sánh trên sẽ phần nào giúp bạn chọn được dòng máy nén khí phù hợp mà tiết kiệm chi phí nhất!

  1. Xác định điểm xa nhất của thiết bị sử dụng nguồn khí nén

Với việc xác định điểm gần xa của thiết bị sử dụng nguồn khí nén sẽ giúp bạn trong việc tính toán thiết kế lắp đặt hệ thống khí nén chuẩn nhất, cách sắp xếp các thiết bị như bình khí nén, máy sấy không khí hay các bộ lọc khí nén công nghiệp…

  1. Tính tổng lưu lượng khí nén
  2. Tính trạm khí nén
  3. Chọn máy và vẽ sơ đồ bố trí hệ thống khí nén

Đây là 3 bước cuối cùng cũng là bước được xác định quan trọng nhất thiên về kỹ thuật nhiều hơn. Bởi vậy bạn cần nhờ đến những người có chuyên môn cao những người thợ có kinh nghiệp lâu năm chuyên tính toán thiết kế hệ thống khí nén chuẩn.

Vậy thế nào là 1 đơn vị lắp đặt uy tín hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây: Đơn vị lắp đặt hệ thống khí nén trong nhà máy UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP

admin

Bài đăng gần đây

Máy sấy khí báo lỗi do đâu? Xem ngay cách khắc phục từ chuyên gia

Máy sấy khí báo lỗi là tình trạng thường gặp trong quá trình sử dụng máy sấy khí. Những nguyên…

11 tháng ago

TOP 4 máy sấy khí King Power TỐT NHẤT 2024

Máy sấy khí King Power có nguồn gốc từ thương hiệu nổi tiếng của Đức. Sản phẩm được đánh giá…

11 tháng ago

REVIEW máy sấy khí Mark chính hãng mới nhất 2024

Máy sấy khí Mark được sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện…

11 tháng ago

REVIEW chi tiết máy sấy khí Hankison từ người dùng

Máy sấy khí Hankison có nguồn gốc từ thương hiệu nổi tiếng của Mỹ. Sản phẩm là trợ thủ đắc…

11 tháng ago

TOP 4 máy sấy khí 75kw SẤY KHỎE – SIÊU BỀN 2024

Máy sấy khí 75kw là máy sấy khí thích hợp sử dụng với máy nén khí công suất 75kw. Thiết…

11 tháng ago

[CẢNH BÁO] Máy sấy khí cũ GIÁ RẺ LIỆU CÓ TỐT?

Máy sấy khí cũ là dòng máy đã qua sử dụng, độ mới của sản phẩm khoảng từ 65 -…

11 tháng ago